Đầu tiên để phân tích sự khác nhau giữa bơm mạch kín và bơm mạch hở thì chúng ta phải hiểu rõ được cấu tạo và nguyên lý làm việc của từng loại cụ thể, từ đó đưa ra sự nhận xét khác biệt giữa hai loại bơm rất phổ biến trên.
- Bơm mạnh hở
- 1 cấu tạo và nguyên lý làm việc
Để nhận biết bơm mạch hở chúng ta có thể quan sát các đặc điểm cụ thể trên hình số 1 , bơm mạch hở có một cụm van điều khiển “control valve” trên thân bơm, phía trước có 2 con ốc điều khiển , một con điều khiển áp bơm chính “ cut-of valve”, con còn lại điều khiển công suất của bơm , phía sau có 1 cuộn hút” solenoid valve” điều khiển lưu lượng của bơm. Còn 1 đặc điểm rất dễ để nhận biết bơm mạch hở đó là đường dầu cấp vào bơm cái sẽ to hơn rất nhiều đường dầu phía đầu ra của bơm.
Nguyên lý làm việc của bơm mạnh hở được cho là đơn giản hơn so với bơm mạch kín, dựa vào sơ đồ thủy lực trên chúng ta có thể thấy bơm mạch hở chỉ có một chiều ra nhất định, điều khiển lưu lượng bằng tăng giảm giòng điện điều khiển đến cuộn hút solenoid làm thay đổi góc nghiêng từ đó thay đổi được lưu lượng của bơm.
1.2 ưu và nhược điểm bơm mạch hở
Ưu điểm: giá thành sản phẩm rẻ hơn, làm mát dầu hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt dễ phán đoán sửa chữa khi sự cố.
Nhược điểm : hệ thống thủy lực hoạt động có tiếng ồn lớn, các van làm việc độ rung lớn hơn.
2. bơm thủy lực mạch kín
2.1 cấu tạo và nguyên lý làm việc
Để nhận biết bơm thủy lực mạch kín có hình dáng cấu tạo ra sao thì chúng ta cùng quan sát hình 2, trên thân bơm có van servoryl dùng để điều khiển đĩa nghiêng , phần thứ 2 cũng rất đặc biệt đó là bơm nhồi dầu, chỉ có bơm mạch kín mới sử dụng đến bơm bù dầu đó cũng là một dấu hiệu để nhận biết bơm mạch kín, phần thứ 3 có thể nhận biết đó là đường ống dầu hai bên dầu cấp và dầu ra có kích thước bằng nhau.
nguyên lý làm việc của bơm mạch kín dựa vào sơ đồ thủy lực trên hình 2 , bơm nhồi dầu (hay còn gọi là bơm bù dầu) và bơm chính đồng trục và cung quay 1 chiều, khi bơm chính quay bơm nhồi đồng thời cũng làm việc luôn đưa ra 1 áp suất cố định 15bar-30bar, dựa vào áp đầu ra của bơm nhồi để đưa đi điều khiển chiều nghiêng của đĩa nghiêng cũng như chiều cấp dầu đầu ra của bơm cái, ví dụ điều khiển chiều đĩa nghiêng quay sang A, bơm dầu đưa dầu thủy lực ra đầu A, tương tự khi đĩa nghiêng về bên B, bơm dầu đưa dầu thủy lực ra đầu B, một phần dầu của bơm nhồi sẽ được bù vào hệ thống xilanh chính, vì một lương dầu nhất định trong quá trình làm việc sẽ được hồi về thùng dầu qua van Flushing valve.
2.1 ưu điểm và nhược điểm của bơm mạch kín
Ưu điểm: hệ thống bơm hoạt động êm ái, các van đóng mở nhẹ nhàng , độ rung nhỏ, do đó tính ổn định cao
Nhược điểm: giá thành cao, hệ thống làm mát hoạt động kém hiệu quả hơn, khi sự cố kiểm tra sửa chữa phức tạp hơn.
3. kết luận
Qua những phân tích trên thì chúng ta đều có thể nhận ra với hai loại bơm trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, với quan điểm là tác giả bài viết và đã từng được sử dụng 2 dòng bơm trên cũng như được sửa chữa 2 dòng bơm trên thì vẫn thích dòng bơm hoạt động êm ái hơn, đó cũng là câu trả lời vì sao các khách hàng thích sử dụng các dòng bơm mạch kín hơn.
tác giả bài viết VTĐ